BÁO CÁO KẾT QUẢ TRUYỀN THÔNG NÓI KHÔNG VỚI “TẢO HÔN”, “HÔN NHÂN CẬN HUYẾT”

Lượt xem:

Đọc bài viết

BÁO CÁO

Thực hiện Chương trình truyền thông của Trung tâm nghiên cứu

Quyền con người vùng dân tộc, miền núi (HRC) về “tảo hôn và hôn nhân cận huyết”

tại Trường THCS Nguyễn Trường Tộ

Thực hiện Công văn số 175/PGDĐT ngày 22/10/2019 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Cư M’gar về việc tổ chức các hoạt động truyền thông, Hội thi nói không với “Tảo hôn và hôn nhân cận huyết” tại 22 trường THCS;

Trường THCS Nguyễn Trường Tộ báo cáo việc thực hiện Chương trình truyền thông, cụ thể sau:

  1. Đặc điểm tình hình

Trường THCS Nguyễn Trường Tộ được thành lập vào năm 2002, từ đó đến nay Nhà trường đã có những bước phát triển mạnh mẽ, từng bước đáp ứng tốt nhu cầu học tập của con em trên địa bàn xã Ea H’đinh. Trường đóng trên địa bàn xã có dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn.

Năm học 2019-2020, toàn trường có 24 lớp với 712 em học sinh, trong đó có 535 em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm 75,14%), gồm các dân tộc như: Ê đê, Xơ đăng, Tày, Nùng, Dao, Thổ,…

Về cơ sở vật chất, nhà trường có 12 phòng học đủ cho học sinh học hai ca.

  1. Thực trạng và hậu quả Tảo hôn và hôn nhân cận huyết

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết khiến chất lượng dân số suy giảm, suy thoái nòi giống, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực và là một trong những lực cản đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, tiến bộ xã hội và sự phát triển bền vững của vùng dân tộc thiểu số.

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết là những hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở địa bàn nhà trường đang đóng (dân tộc thiểu số chiếm hơn 78%).

Việc kết hôn sớm, mang thai và sinh đẻ trong lứa tuổi vị thành niên, khi cơ thể người mẹ chưa phát triển hoàn thiện, thiếu hiểu biết, kinh nghiệm và chưa sẵn sàng về mặt tâm lý để mang thai và sinh con gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe bà mẹ, sự phát triển bình thường của thai nhi và trẻ sơ sinh.

Đây là nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi, tăng tỷ lệ tử vong của bà mẹ liên quan đến thai sản. Hôn nhân cận huyết còn gây ra những hậu quả nặng nề hơn do trẻ em sinh ra mắc những căn bệnh như dị tật, tan máu bẩm sinh,….

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết khiến chất lượng dân số suy giảm, suy thoái nòi giống, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực và là một trong những lực cản đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, tiến bộ xã hội và sự phát triển bền vững của vùng dân tộc thiểu số.

Thực tế cho thấy, các vùng có tỷ lệ nghèo đói cao, đồng thời tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết cũng gia tăng. Tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả của nghèo đói, thất học và suy giảm chất lượng cuộc sống.

Đối với giáo dục, tảo hôn và hôn nhân cận huyết là rào cản đối với việc hoàn thành các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Việt Nam đã cam kết thực hiện với Liên Hợp Quốc: giảm tình trạng đói nghèo, phổ cập giáo dục Tiểu học, tăng cường bình đẳng nam nữ, giảm tử vong trẻ em, cải thiện sức khỏe bà mẹ, trẻ em và đấu tranh chống các bệnh dịch.

Do là các hủ tục, bên cạnh tác động, ảnh hưởng của những mặt trái của cơ chế thị trường, những bất cập, hạn chế trong các quy định của pháp luật liên quan, nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết rất đa dạng, trong đó phải kể đến sự thành kiến, phong tục tập quán lạc hậu, do nghèo đói, khó khăn về điều kiện tự nhiên,… Chính những nguyên nhân này khiến cho hủ tục tảo hôn và hôn nhân cận huyết vẫn tồn tại dai dẳng đến tận ngày nay mặc dù công tác tuyên truyền và sự can thiệp từ phía chính quyền địa phương, nơi có đông đồng bào DTTS, đã được thực hiện tích cực trong thời gian gần đây.

  1. Những họat động giảm Tảo hôn và hôn nhân cận huyết đã triển khai trong thời gian qua

Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động văn hóa – văn nghệ – thể dục thể thao và các hội thi nhằm tạo không khí thi đua sôi nổi, tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao kỹ năng sống, kỹ năng thực hành văn hóa truyền thống, kỹ năng ứng sử văn hóa cho học sinh; Bồi dưỡng cho học sinh niềm tự hào và ý thức trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống tốt đẹp của địa phương; Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho học sinh về một số phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu thậm trí là vi phạm pháp luật cần phải bài trừ như vấn nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Tuyên truyền cho học sinh hiểu về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là hành vi vi phạm pháp luật, gây ra những hậu quả nặng nề về nhiều mặt đối với bản thân, gia đình, dòng họ, cộng đồng, dân tộc, trong công tác chỉ đạo.

Xây dựng tủ sách pháp luật của nhà trường, cập nhật và triển khai kịp thời các văn bản của Chính phủ; trong tủ sách nhà trường có sách phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết. Tổ chức Ngày hội đọc sách với chủ đề tìm hiểu pháp luật hoặc tìm hiểu về nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết.

 Công tác tuyên truyền

Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức, hướng tới thay đổi hành vi về tảo hôn và hôn nhận cận huyết cho học sinh trong trường học từ đó tác động đến thay đổi hành vi và nhận thức cho toàn bộ cộng đồng và xã hội;

Thông qua công tác tuyên truyền tăng cường tính làm chủ của các em học sinh, những người ở độ tuổi có thể tảo hôn trong thực tế. Sau khi tham gia các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức từ dự án, các em sẽ đóng vai trò là những “đại sứ nhỏ” để tiếp tục tuyên truyền, vận động bạn bè, gia đình, người thân thay đổi hành vi về tảo hôn và hôn nhân cận huyết; từ đó tác động tích cực đến xã hội.

  1. Thời gian và các hoạt động cụ thể

5.1. Về thời gian thực hiện

Trong tháng 10 và 11, trước ngày tổ chức Hoạt động truyền thông, nhà trường đã phân công cho các tổ chuyên môn và đến từng giáo viên huy động học sinh tham gia tập luyện để tổ chức cho ngày Truyền thông chính thức.

5.2. Nội dung hoạt động truyền thông

– Nhà trường tổ chức tập luyện theo chương trình chuẩn bị cho Hội thi.

– Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang Web của đơn vị.

– Cung cấp những tài liệu, thông tin có liên quan đến tảo hôn và hôn nhân cận huyết cho học sinh.

– Đề cao vai trò các tổ chức trong nhà trường, tổ chức xã hội, chính quyền tại địa phương; già làng; trưởng bản;

– Dán các tranh cổ động truyền thông tại lớp học, mỗi lớp 1 tranh (tranh trung tâm đã cấp).

5.3. Tổ chức Hội thi

– Thời gian trường tổ chức Hội thi ngày 20/11/2019, cụ thể như sau:

– Chủ đề tuyền thông, Hội thi: “nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết” theo kế hoạch, thời gian của Trung tâm HRC.

– Sân khấu hóa Hội thi theo chủ đề với nội dung truyền thông phong phú, đa dạng;

– Trang trí sân khấu Hội thi theo Makét mẫu chung quy định của Trung tâm HRC.

– Tổ chức thi các nội dung theo chương trình của Hội thi; trong Hội thi có trình chiếu một số hình ảnh, Clip nói về tảo hôn và hôn nhân cận huyết một số dân tộc trong nước liên quan đến dân tộc trên địa bàn xã (clip lấy từ nguồn chính thống đã được kiểm duyệt); thi vẽ tranh, tiểu phẩm kịch, diễn thuyết, kể chuyện…xen kẽ giữa Hội thi có các tiết mục văn nghệ.

– Trong Hội thi trường đã chụp các hình ảnh của Hội thi theo từng nội dung thi, quay Clip hình ảnh và viết tin bài đưa vào trang Web của nhà trường.

  1. Về kinh phí tài trợ thực hiện Chương trình

Nguồn kinh phí do Canada tài trợ cho dự án truyền thông thông qua Trung tâm (HRC) phối hợp với phòng GDĐT điều phối theo chương trình thực tế truyền thông tại các trường và theo dự toán phù hợp nội dung chi và quyết toán với Trung tâm HRC. Nguồn kinh phí thực hiện các nội dung chi cụ thể và phải đúng mục đích theo quy định của trung tâm: Trang trí khánh tiết (in maket, băng rôn tuyên truyền; thuê viết kịch bản kịch, tập luyện; bồi dưỡng viết bài luận, bài diễn thuyết; thuê trang phục, đạo cụ; thuê dàn nhạc; mua các vật dụng cho thi vẽ tranh; phần thưởng cho từng nội dung thi….vv. Những nội dung chi cho Hội thi có hóa đơn, danh sách nhận tiền (với nội dung cần như in maket, băng rôn tuyên truyền; thuê dàn nhạc, loa máy; thuê trang phục, đạo cụ; VPP thi vẽ; bồi dưỡng tập luyện; tiền thưởng…).

Kinh phí dự án hỗ trợ cho Chương trình tuyền thông của nhà trường là 15.450.000đ.

– Đợt I: Đã nhận từ PGD 6.000.000đ.

– Đợt II:

Trên đây là báo cáo của Trường THCS Nguyễn Trường Tộ về việc thực hiện Chương trình truyền thông của Trung tâm nghiên cứu Quyền con người vùng dân tộc, miền núi (HRC) về việc triển khai thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số”.

Nơi nhận:

– Ban điều phối DA canađa (để b/c);

– Trung tâm HRC (để b/c);

– Phòng GD-ĐT Huyện (để b/c);

– Lưu: VT.

 

 

 

HIỆU TRƯỞNG

 

 

Bùi Đình Thảo